Lão Tử Đạo Đức Kinh – Kiểm Dục 老 子 道 德 經 – 檢 欲

lysoblog_đạo lão_BátTiênCủa khó được là của hiếm, của quý, ai cũng chuộng, cũng ham, thường làm cho đức hạnh bị hư hỏng, tổn thương hoặc thường lấp kín đường đi ngay thẳng của con người, khiến đường đi ấy trở ngại, hiểm nguy, gây ra nhiều họa hại.
Tiếp tục đọc

Lão Tử Đạo Đức Kinh – Vô Dụng 老 子 道 德 經 – 無 用

lysoblog_phongthuy 3Chương này rất hay: ý tưởng như ngược đời mà thực sâu sắc. Ba thí dụ đều khéo. Không triết gia nào cho ta thấy được diệu dụng của cái không (vô) một cách minh bạch, lí thú như vậy.
Tiếp tục đọc

Lão Tử Đạo Đức Kinh – Năng Vi 老 子 道 德 經 – 能 為

lysoblog_đạo lão_BátTiênSinh và dưỡng vạn vật. Sinh mà không chiếm cho mình, làm mà không cậy công, để cho vạn vật tự lớn lên mà mình không làm chủ, như vậy gọi là Huyền Đức – đức cao nhất, huyền diệu. Đại khái thì ba câu đầu nói về phép dưỡng sinh, trị thân. Ba câu kế nói về phép trị thế. Hai phép đó giống nhau ở chỗ đều phải thuận theo tự nhiên.
Tiếp tục đọc

Lão Tử Đạo Đức Kinh – Vận Di 老 子 道 德 經 – 運 夷

lysoblog_laotu 1Đây chỉ là kinh nghiệm của mọi người, thuộc về túi khôn của dân gian, để được sống yên ổn. Câu nhì đã thành châm ngôn. Và bốn chữ “công thành thân thoái” có thể là châm ngôn lưu hành trước Lão tử từ lâu.
Tiếp tục đọc

Lão Tử Đạo Đức Kinh – Dị Tính 老 子 道 德 經 – 易 性

lysoblog_đạo lão_BátTiênLão tử rất thích nước: nó “nhu”, tìm chỗ thấp (khiêm), ngày đêm chảy không ngừng (bất xả trú dạ – lời Khổng tử), bốc lên thì thành mưa móc, chảy xuống thì thành sông rạch, thấm nhuần vào lòng đất để nuôi vạn vật.
Tiếp tục đọc

Lão Tử Đạo Đức Kinh – Thao Quang 老 子 道 德 經 – 韜 光

lysoblog_phongthuy 8Chương này diễn một qui tắc xử thế quan trọng của Lão tử: quy tắc Khiêm, Nhu mà sau này chúng ta còn gặp nhiều lần nữa. “Hậu kỳ thân” là khiêm; “ngoại kỳ thân” là nhu, vì không tranh với ai.
Tiếp tục đọc

Lão Tử Đạo Đức Kinh – Thành Tượng 老 子 道 德 經 – 成 象

lysoblog_phongthuy 4Về triết lí, ý nghĩa không có gì bí hiểm. Thần hang tượng trưng cho Đạo; thể của nó là hư vô nên gọi là hang, dụng của nó vô cùng nên gọi là thần; vô sinh hữu, hữu sinh vạn vật, nên gọi nó là Mẹ nhiệm màu; nó sinh sinh hóa hóa, nó “động nhi dũ xuất” cho nên bảo là không kiệt.
Tiếp tục đọc

Lão Tử Đạo Đức Kinh – Hư Dụng 老 子 道 德 經 – 虛 用

lysoblog_đạo lão_BátTiênCâu sau Lão tử so sánh khoảng trời đất với cái ống bễ. Rất đúng và tài tình. Cả hai đều hư không mà không cùng kiệt (có nhà dịch bất khuất là không bẹp xuống: ý cũng vậy), mà cả hai càng động thì hơi gió càng phát ra nhiều. Cái dụng của cái hư không (vô) như vậy đó.
Tiếp tục đọc

Lão Tử Đạo Đức Kinh – Vô Nguyên 老 子 道 德 經 – 無 源

lysoblog_đạo lão_BátTiênĐạo, bản thể thì hư không mà tác dụng thì cơ hồ vô cùng, nó uyên áo mà tựa như làm chủ tể vạn vật. Chương này là chương duy nhất nói đến Thượng đế, mà có 12 chữ y hệt một số chương khác (tức những chữ: toả kì nhuệ, giải kì phân, hoà kì quang, đồng kì trần). Đại ý chương này cũng chỉ là nói về Thể và Dụng của Đạo.   
Tiếp tục đọc

Lão Tử Đạo Đức Kinh – An Dân 老 子 道 德 經 – 安 民

lysoblog_laotu 1Không trọng người hiền để cho dân không tranh. Không quí của hiếm để cho dân không trộm cướp, không phô bày cái gì gợi lòng ham muốn, để cho lòng dân không loạn. Chương này ý nghĩa thật rõ. Lão tử cho lòng ham muốn danh lợi là đầu mối của loạn.
Tiếp tục đọc